3 cách chống thấm nhà liền kề

Chống thấm tường nhà liền kể triệt để nhất luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ trong quá trình xây dựng nhà cửa. Nhất là đối với mật độ nhà ở tại các thành phố san sát nhau thì việc chung tường chung vách là không hiếm gặp. Làm sao để xử lý khe hở giữa 2 nhà để tránh tình trạng thấm nước, nhất là vào mùa mưa?

Chống thấm nhà liền kề

Do đặc điểm của tường liền kề là thiếu không gian để trát vữa bảo vên nên việc thi công chống thấm các khe tường cũng vô cùng gian nan. Trước khi đi đến giải pháp chống thấm cho tường nhà liền kề hãy tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tường liền kề bị thấm sau đây.

Nguyên nhân tường nhà liền kề bị thấm
– Vị trí diện tích eo hẹp, khó thi công chống thấm. Hoặc thi công chống thấm không đạt hiệu quả do hạn chế không gian.

– Không gian tù đọng, bí bách, dễ tích tụ nước mưa nên hay gây thấm dột.

– Nếu nhà bạn thi công sau nhà hàng xóm, sẽ không có không gian để tiến hành chống thấm từ ngoài vào. Thậm chí nhiều trường hợp còn không thể trát được.

– Nền móng không chắc chắn, bị sụt lún khiến tường nứt nẻ và thấm dột.

– Thấm dột từ tường nhà hàng xóm sang khi xây sát vách. Đặc biệt khu vực tường đó có hệ thống đường ống dẫn thoát nước của nhà hàng xóm.

– Và nhiều nguyên nhân khác có thể gây thấm dột tường liền kề.

Hậu quả khi không xử lý chống thấm giữa khe hở 2 nhà liền kề
Nếu không có 1 biện pháp chống thấm tường giáp ranh hiệu quả, ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt với:

– Tường trong nhà ẩm mốc, rong rêu trở lên xấu xí. Tường nhà loang lổ làm mất giá trị thẩm mỹ của một ngôi nhà, kể cả là nhà mới xây.

– Không khí trong nhà ẩm ướt khiến các vật dụng treo tường hoặc kê sát tường bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đồ gỗ, đồ điện tử rất dễ hư hỏng.

– Kết cấu tường bị phân rã, suy giảm và dễ bị nứt nẻ hơn.

– Ngôi nhà bị xuống cấp nhanh hơn, giảm giá trị và tuổi thọ.

– Ẩm mốc dễ sinh ra các vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình

– Và nhiều hệ quả khác nếu không xử lý chống thấm tường giữa 2 nhà.

Cách chống thấm tường nhà liền kề

Có 3 cách chống thấm tường nhà liền kề phổ biến nhất hiện nay như sau:

1. Chống thấm tường nhà liên kề bằng cách xử lý khe hở bằng máng xả nước
Tường liền kề giữa 2 nhà có khoảng trống nhỏ và đó là vị trí mà mà nước sẽ ngấm vào. Để ngăn chặn tình trạng này, phương pháp điển hình đó là thiết kế 1 máng tôn ngăn nước chảy xuống thấm vào tường. Vật liệu thường sử dụng là tôn.

Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường. Nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn này, qua đó ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường.

Để máng tôn bền với thời gian hơn, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại sơn PU Polyurethan bảo vệ cho lớp tôn này khỏi bị oxy hóa và các tia UV từ ánh mặt trời.

2. Chống thấm tường nhà liên kề khi bắt đầu xây dựng
Đây là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả nhất cho mọi công trình. Trong quá trình thi công, ở vị trí phân tiếp giáp chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.

Nếu có điều kiện là hàng xóm chưa làm thì quá tuyệt với để bạn có thể chống thấm cho tường nhà mình. thường khó khăn khi chống thấm tường liền kề sẽ dành cho nhà xây sau. Khi xây trước bạn hoàn toàn có thể trát được lớp tường bảo vệ phía bên ngoài qua đó khả năng chống thấm của tường nhà bạn cao hơn nhiều.

Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài.

3. Chống thấm ngược cho tường nhà liên kề
Khi không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới, thì phương pháp chống thấm ngược sẽ được cân nhắc nhiều nhất.

Trường hợp1: Chống thấm ngược cho nhà mới xây

Đối với nhà mới xây thì khi xây gạch xong không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn.

Trường hợp 2: Chống thấm ngược cho nhà cũ

Đối với nhà cũ bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Các bước tiến hành chống thấm ngược như sau:

Bước 1: Sử dụng phụ gia chống thấm sika latex hoặc Latex HC làm chất kết nối.

Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC phun 2 lớp để chống thấm, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng.

Bước 3: Đợi 2-3 ngày để chất chống thấm Water Seal DPC khô hoàn toàn bên trong tường, tiến hành té nước kiểm tra sự chống thấm ngược, nếu có hiện tượng “nước đổ lá sen” thì là đạt tiêu chuẩn, những vị trí nào mà nước vẫn thấm thì tiến hành quét lại.

Bước 4: Trát vữa hoàn thiện và tiến hành quy trình sơn nhà như bình thường.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ Đức Minh để nhận được những tư vấn chính xác và chi tiết nhất.
Rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng!

Đăng ký mua sơn tại đây: Đăng ký

Xem thêm hồ sơ năng lực công ty tại đây: Hồ sơ năng lực

Xem thêm các giải pháp sơn nhà tại đây: Giải pháp sơn nhà

Xem thêm các loại sơn thương hiệu tại đây: Sơn thương hiệu

Xem thêm sơn nhà trọn gói tại đây: Sơn nhà trọn gói

Related Posts:

3 bí quyết sơn nhà mùa mưa bão

Bí quyết sơn nhà mùa mưa bão Sơn nhà mùa...

Bí quyết sơn nhà các mùa trong năm

Bí quyết sơn nhà các mùa trong năm Giải pháp...

Cách làm bừng sáng không gian tối

Cách làm bừng sáng không gian tối Làm bừng sáng...